Các công cụ nên dùng để học WordPress
Trong bài viết hướng dẫn học lập trình web cho người mới tôi có nói sơ qua về môi trường cũng như công cụ cho bạn thực hành lập trình web. Và đây là phần con, phần này là một nhánh nhỏ của lập trình web, cụ thể hơn chúng ta sẽ nghiên cứu chuyên sâu về WordPress.
Trong số những phần mềm tôi muốn nêu ra ở đây, có một vài cái mà tôi đã có lần nói qua với các bạn rồi. Tuy vậy, Tôi cũng muốn tổng hợp một danh sách các phần mềm cần thiết để học và thực hành WordPress nhằm giới thiệu đến bạn đọc.
Có nhiều thứ cho bạn lựa chọn lắm, nhưng tôi thì thích những phần mềm miễn phí nhưng chất lượng tốt phù hợp với mục tiêu của mã nguồn mở WordPress.
Phần mềm giả lập localhost
Đây là thứ đầu tiên bạn cần cài đặt nếu như bạn muốn theo học lập trình web với PHP và học để hiểu biết thêm về WordPress. Tất cả các phần mềm mà tôi nêu ra ở đây đều sử dụng trên hệ điều hành Windows nhé, tuy có một số phần mềm có hỗ trợ trên cả Linux, nhưng tôi thì đang sử dụng Windows nên chỉ nói đến đây thôi.
Có nhiều phần mềm giúp bạn có thể tạo một server riêng trên chính chiếc máy tính của bạn. Bình thường khi chưa có phần mềm hỗ trợ thì bạn gõ địa chỉ 127.0.0.1 hoặc http://localhost trên thanh địa chỉ của trình duyệt web thì bạn sẽ gặp thông báo lỗi ngay. Việc tạo lập localhost nhằm giúp bạn có thể thực hành sau những giờ đọc lý thuyết, hoặc chạy thử các ứng dụng trước khi đưa lên hosting thật để sử dụng.
Phần này tôi đề nghị với bạn chương trình AppServ, đây là phần mềm tốt phù hợp với nhiều hề điều hành khác nhau. Mình đã cài thử trên các hệ điều hành: Windows XP, Windows 7, Windows 8 và Windows 8.1. Tất cả đều chạy rất tốt và không bị lỗi gì.
Phần mềm hỗ trợ lập trình
Notepad++ là phần mềm thứ 2 trong danh sách mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây là phần mềm miễn phí, hỗ trợ tốt các ngôn ngữ như PHP, HTML, CSS, Javascript.
Phần mềm này tương đối nhẹ, phù hợp cho các bạn chưa có điều kiện mua máy tính có cấu hình mạnh. Tuy nhiên không vì thế mà nói chật lượng của nó kém, phần mềm này thỏa mãn cả 2 tiêu chí vừa nhẹ vừa tốt, rất đáng để bạn dùng trong việc nghiên cứu WordPress.
Phần mềm xử lý ảnh
Nói đến xử lý hình ảnh chắc mọi người ai cũng nghĩ ngay đến phần mềm Photoshop nổi tiếng của Adobe. Nhưng bạn có đủ tiền để mua bản quyền hay không đó mới là vấn đề, nếu bạn mua được bản quyền thì nên dùng còn không thì hãy chuyển sang dùng phần mềm xử lý ảnh miễn phí GNU Image Manipulation mà vẫn hay được gọi tắt là GIMP.
So với Adobe Photoshop thì GIMP cũng có các chức năng tương tự, phần mềm này hoàn toàn miễn phí và chạy nhẹ hơn Photoshop rất nhiều. Hãy học thêm chút kiến thức về xử lý hình ảnh để tạo cho trang WordPress của bạn nhiều bộ áo đẹp và chú tâm đến khả năng hút khách của các hình ảnh được kèm trong bài viết nhé.
Trình duyệt web
Tại sao lại có trình duyệt web ở đây nhỉ, rõ ràng là phần mềm này chỉ để truy cập web thôi mà, đâu có liên quan gì đến việc học WordPress đâu? Không phải vậy, ngoài khả năng giúp người dùng xem nội dung các trang web, những trình duyệt web có có khả năng xem mã nguồn của trang, đặc biệt là xem nội dung các tập tin CSS.
Trình duyệt web mà Sáu khuyên bạn nên dùng đó là Mozilla Firefox, nếu dùng Firefox kết hợp với Add-ons Firebugthì nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong khâu thiết kế web.
Các trình duyệt web thông thường là miễn phí, do vậy bạn có thể dùng cái nào tùy thích, ngoài Mozilla Firefox ra thì bạn cũng có thể dùng Chrome là phần mềm miễn phí của Google.
Hosting và Domain
Nếu bạn muốn thực hành ngay trên hosting và tên miền thật thì hãy đăng ký 2 thứ này.
Phần mềm FTP Client
Để có thể đưa trang web của bạn lên hosting thì bạn nên làm thông qua các phần mềm FTP Client. Và phần mềm Filezilla là thứ mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí và rất dễ sử dụng, dung lượng lại rất nhẹ nữa chứ. Bạn cũng có thể dùng phần mềm khác hoặc cách khác để đưa dữ liệu lên hosting, tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp.
Vẫn còn nhiều nhiều công cụ khác mà bạn cần phải dùng đến trong quá trình nghiên cứu WordPress, ở đây Sáu chỉ nêu ra những phần mềm cần thiết nhất, đại loại như là bắt buộc phải có vậy.
Tóm lại
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân một bộ công cụ chuẩn để theo đuổi WordPress. Sẽ còn có thêm những phần mềm phát sinh theo nhu cầu của bạn trong quá trình bạn học và thực hành. Hãy chia sẻ những phần mềm ấy với mọi người tại bài viết này để cùng nhau tham khảo nhé.
Trong số những phần mềm tôi muốn nêu ra ở đây, có một vài cái mà tôi đã có lần nói qua với các bạn rồi. Tuy vậy, Tôi cũng muốn tổng hợp một danh sách các phần mềm cần thiết để học và thực hành WordPress nhằm giới thiệu đến bạn đọc.
Có nhiều thứ cho bạn lựa chọn lắm, nhưng tôi thì thích những phần mềm miễn phí nhưng chất lượng tốt phù hợp với mục tiêu của mã nguồn mở WordPress.
Phần mềm giả lập localhost
Đây là thứ đầu tiên bạn cần cài đặt nếu như bạn muốn theo học lập trình web với PHP và học để hiểu biết thêm về WordPress. Tất cả các phần mềm mà tôi nêu ra ở đây đều sử dụng trên hệ điều hành Windows nhé, tuy có một số phần mềm có hỗ trợ trên cả Linux, nhưng tôi thì đang sử dụng Windows nên chỉ nói đến đây thôi.
Có nhiều phần mềm giúp bạn có thể tạo một server riêng trên chính chiếc máy tính của bạn. Bình thường khi chưa có phần mềm hỗ trợ thì bạn gõ địa chỉ 127.0.0.1 hoặc http://localhost trên thanh địa chỉ của trình duyệt web thì bạn sẽ gặp thông báo lỗi ngay. Việc tạo lập localhost nhằm giúp bạn có thể thực hành sau những giờ đọc lý thuyết, hoặc chạy thử các ứng dụng trước khi đưa lên hosting thật để sử dụng.
Phần này tôi đề nghị với bạn chương trình AppServ, đây là phần mềm tốt phù hợp với nhiều hề điều hành khác nhau. Mình đã cài thử trên các hệ điều hành: Windows XP, Windows 7, Windows 8 và Windows 8.1. Tất cả đều chạy rất tốt và không bị lỗi gì.
Phần mềm hỗ trợ lập trình
Notepad++ là phần mềm thứ 2 trong danh sách mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đây là phần mềm miễn phí, hỗ trợ tốt các ngôn ngữ như PHP, HTML, CSS, Javascript.
Phần mềm này tương đối nhẹ, phù hợp cho các bạn chưa có điều kiện mua máy tính có cấu hình mạnh. Tuy nhiên không vì thế mà nói chật lượng của nó kém, phần mềm này thỏa mãn cả 2 tiêu chí vừa nhẹ vừa tốt, rất đáng để bạn dùng trong việc nghiên cứu WordPress.
Phần mềm xử lý ảnh
Nói đến xử lý hình ảnh chắc mọi người ai cũng nghĩ ngay đến phần mềm Photoshop nổi tiếng của Adobe. Nhưng bạn có đủ tiền để mua bản quyền hay không đó mới là vấn đề, nếu bạn mua được bản quyền thì nên dùng còn không thì hãy chuyển sang dùng phần mềm xử lý ảnh miễn phí GNU Image Manipulation mà vẫn hay được gọi tắt là GIMP.
So với Adobe Photoshop thì GIMP cũng có các chức năng tương tự, phần mềm này hoàn toàn miễn phí và chạy nhẹ hơn Photoshop rất nhiều. Hãy học thêm chút kiến thức về xử lý hình ảnh để tạo cho trang WordPress của bạn nhiều bộ áo đẹp và chú tâm đến khả năng hút khách của các hình ảnh được kèm trong bài viết nhé.
Trình duyệt web
Tại sao lại có trình duyệt web ở đây nhỉ, rõ ràng là phần mềm này chỉ để truy cập web thôi mà, đâu có liên quan gì đến việc học WordPress đâu? Không phải vậy, ngoài khả năng giúp người dùng xem nội dung các trang web, những trình duyệt web có có khả năng xem mã nguồn của trang, đặc biệt là xem nội dung các tập tin CSS.
Trình duyệt web mà Sáu khuyên bạn nên dùng đó là Mozilla Firefox, nếu dùng Firefox kết hợp với Add-ons Firebugthì nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong khâu thiết kế web.
Các trình duyệt web thông thường là miễn phí, do vậy bạn có thể dùng cái nào tùy thích, ngoài Mozilla Firefox ra thì bạn cũng có thể dùng Chrome là phần mềm miễn phí của Google.
Hosting và Domain
Nếu bạn muốn thực hành ngay trên hosting và tên miền thật thì hãy đăng ký 2 thứ này.
Phần mềm FTP Client
Để có thể đưa trang web của bạn lên hosting thì bạn nên làm thông qua các phần mềm FTP Client. Và phần mềm Filezilla là thứ mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí và rất dễ sử dụng, dung lượng lại rất nhẹ nữa chứ. Bạn cũng có thể dùng phần mềm khác hoặc cách khác để đưa dữ liệu lên hosting, tùy vào sở thích của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp.
Vẫn còn nhiều nhiều công cụ khác mà bạn cần phải dùng đến trong quá trình nghiên cứu WordPress, ở đây Sáu chỉ nêu ra những phần mềm cần thiết nhất, đại loại như là bắt buộc phải có vậy.
Tóm lại
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân một bộ công cụ chuẩn để theo đuổi WordPress. Sẽ còn có thêm những phần mềm phát sinh theo nhu cầu của bạn trong quá trình bạn học và thực hành. Hãy chia sẻ những phần mềm ấy với mọi người tại bài viết này để cùng nhau tham khảo nhé.
Các công cụ nên dùng để học WordPress
Reviewed by Unknown
on
06:34
Rating:
Không có nhận xét nào: